cover cs3 for web1

ĐAU DÂY THẦN KINH LIÊN SƯỜN

Chủ nhật - 07/08/2022 21:52
Đau dây thần kinh liên sườn là triệu chứng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh liên sườn tương ứng.
ĐAU DÂY THẦN KINH LIÊN SƯỜN
Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh cảnh xuất hiện khi dây thần kinh liên sườn bị tổn thương (viêm nhiễm, chèn ép). Tùy vào mức độ, số lượng dây thần kinh liên sườn bị tổn thương trên lâm sàng mà bệnh nhân có triệu chứng khác nhau. Điển hình là các cơn đau nhói từng đợt hoặc kéo dài dọc theo đường đi của dây thần kinh liên sườn, đau tăng khi ấn vào, ho, hít thở sâu.

Đau dây thần kinh liên sườn thường do các nguyên nhân như:
- Đau dây thần kinh liên sườn tiên phát: Do lạnh hoặc do vận động sai tư thế hoặc quá tầm.
- Thoái hóa cột sống.
- Lao cột sống hoặc ung thư cột sống.
- Bệnh lý tủy sống.
- Chấn thương cột sống.
- ZONA.

Đau dây thần kinh liên sườn là triệu chứng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh liên sườn tương ứng. Một số trường hợp được người bệnh mô tả với cảm giác tức ngực, đau ngực, sau lan ra theo đường đi các dây thần kinh liên sườn đến vùng cạnh sống. Tuy nhiên, người bệnh còn phải gặp phải nhiều dấu hiệu khác, đa dạng tùy thuộc vào bệnh lý trực tiếp gây đau.

- Đau dây thần kinh liên sườn tiên phát: Do lạnh hoặc do vận động sai tư thế hoặc quá tầm. Người bệnh xuất hiện đau ở vùng cạnh sống hoặc vùng liên sống - bả vai, đau một hoặc hai bên, lan theo khoang liên sườn ra phía trước. Đau âm ỉ cả ngày và đêm, tăng khi hít thở sâu, thay đổi tư thế, ho, hắt hơi.
- Thoái hóa cột sống: Thường gặp ở người cao tuổi, tính chất khu trú thường không rõ ràng. Thường đau ê ẩm, không cấp tính, kèm theo đau âm ỉ cột sống ngực cả khi nghỉ và khi vận động, ấn điểm cạnh cột sống hai bên (cách cột sống 2-3cm) người bệnh thấy tức nhẹ và dễ chịu.
- Lao cột sống hoặc ung thư cột sống: thường gặp ở những người tuổi trung niên trở lên, bệnh diễn biến nặng, khu trú tại vùng cột sống bị tổn thương. Biểu hiện đau chói cả hai bên sườn, đau liên tục, tăng khi thay đổi tư thế hoặc vận động, bệnh nhân có cảm giác bó chặt lấy ngực hoặc bụng.
- Bệnh lý tủy sống: Đau dây thần kinh liên sườn thường là triệu chứng sớm của u rễ thần kinh, u ngoại tủy. Thường đau một bên, khu trú rõ. Khám cột sống không thấy đau rõ ràng.
- Chấn thương cột sống: Xảy ra sau khi người bệnh bị chấn thương, vận động cột sống với cường độ quá mạnh.
- Zona: Thường khởi phát bằng đau rát một mảng sườn, sau một, hai ngày thấy đỏ da, xuất hiện các mụn nước và xu hướng lan rộng theo phạm vi phân bố của dây thần kinh liên sườn. Kèm theo sốt nhẹ, đau hạch nách. Sau khoảng một tuần tổn thương khô, bong vảy, để lại sẹo và chuyển sang giai đoạn di chứng gây đau rát ở vùng tổn thương, có thể kéo dài hàng tháng, nhất là ở người cao tuổi.

Hậu quả thế nào?
Đau dây thần kinh liên sườn mãn tính là một tình trạng đau cực kỳ khó chịu, có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, cũng có thể dẫn đến hạn chế vận động và giảm chất lượng giấc ngủ, cũng có thể làm cho người bệnh khó thở. Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể mà có thể có những biến chứng khác.

Đau dây thần kinh liên sườn có thể điều trị được không?
Đau thần kinh liên sườn là một lý do rất nhiều nguyên nhân gây ra, do đó tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh mà thầy thuôc có phương pháp điều trị cụ thể cho từng trường hợp.
Với Y học hiện đại, điều trị theo nguyên tắc giảm đau, giãn cơ, tăng dẫn truyền thần kinh ngoại biên, an thần. Các phác đồ điều trị cũng được lựa chọn theo nguyên nhân như:
- Do thoái hóa cột sống: Sử dụng các thuốc thuốc điều trị thoái hóa khớp theo cơ chế bệnh sinh.
- Do virus (ZONA): Điều trị bằng thuốc kháng virus.

Y học cổ truyền điều trị như thế nào?
Y học cổ truyền cụ thể hóa từng trường hợp và tình trạng cụ thể của người bệnh để đưa ra phương pháp trị phù hợp với nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải để phân thể bệnh. Từ đó ứng dụng những bài thuốc và phương pháp không dùng thuốc như Châm cứu (Hào châm, Điện châm, Nhĩ châm, Cấy chỉ, Laser châm, Thủy châm), Xoa bóp bấm huyệt, Luyện tập dưỡng sinh phù hợp đem lại hiệu quả điều trị tối ưu nhất cho người bệnh.

Cần dự phòng bệnh thế nào?
- Nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng phòng tránh zona thần kinh.
- Giáo dục người bệnh: Tránh cho cột sống bị quả tải bởi vận động và trọng lượng, tránh các động tác nhanh mạnh đột ngột (bê mang vác quá nặng, vặn người...).
- Phòng tránh tai nạn giao thông, tai nạn lao động và sinh hoạt.
- Bổ sung đầy đủ Canxi và vitamin D, phòng tránh loãng xương đặc biệt ở phụ nữ mãn kinh.
Người bệnh cần đến gặp Bác sĩ khi có các triệu chứng trên. Tránh tình trạng tự ý sử dụng thuốc và các phương pháp điều trị không đúng gây nên nhiều biến chứng không mong muốn. Hãy đến cơ sở y tế uy tín đễ được thăm khám và tư vấn tốt nhất.

Tác giả bài viết: BS CKI. Võ Văn Long

Trích nguồn: Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - Cơ sở 3

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

daumau 01
KHOA KHAM BENH 01
KHAM SUC KHOE 01
mau banner quang cao 01
mau banner quang cao
DON VI CAN LAM SANG 01
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây