cover cs3 for web1

PHÒNG NGỪA BỆNH LÝ XƯƠNG KHỚP MÙA LẠNH

Thứ năm - 20/01/2022 01:30
Chưa có cơ chế rõ ràng tại sao thời tiết lại ảnh hưởng đến tình trạng đau khớp, viêm khớp. Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu và giải thích các cơ chế liên quan.
Khớp mùa lạnh
Khớp mùa lạnh
Dân gian có câu “Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng bân”. Tiết trời mùa đông xuân sẽ lạnh, ẩm, giá buốt, nhiệt độ giảm xuống hơn so với các tháng trong năm, thời tiết như vậy những người có bệnh lý cơ xương khớp thấy càng tăng đau, khi hoạt động nhiều thì đau nhức không chịu nổi, họ quan tâm làm sao có thể phòng tránh và giảm đau, làm sao để có một “sức khỏe xương khớp” trong mùa lạnh.

Nhiệt độ, độ ẩm và áp suất khí quyển là những yếu tố góp phần gây ra đau khớp. Người ta thấy rằng ở những bệnh nhân viêm khớp gối bị đau tăng lên sau mỗi lần nhiệt độ giảm đi 10 độ.[P1]  Một số nhà nghiên cứu nói rằng mối liên hệ giữa nhiệt độ thấp và đau do viêm khớp là do sự thay đổi của chất lỏng hoạt dịch, một chất tự bôi trơn tự nhiên trong khớp. Nhiệt độ thấp có thể làm cho chất lỏng này nhớt hơn, hoặc đặc hơn, [P2] làm cho các khớp bị cứng và gây đau khi cử động hay gập duỗi các khớp. 

Chưa có cơ chế rõ ràng tại sao thời tiết lại ảnh hưởng đến tình trạng đau khớp, viêm khớp. Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu và giải thích các cơ chế liên quan.
  • Một nghiên cứu trên tạp chí BMC Musculoskeletal Disorders năm 2019 [P3] đã xem xét mức độ hoạt động của bệnh viêm khớp dạng thấp của hơn 12 000 người trong bốn mùa. Họ nhận thấy mức độ hoạt động của bệnh tại các khớp chi trên và dưới cao nhất ở những tháng đông xuân, làm trầm trọng thêm tình trạng đau và cứng khớp.
  • Theo một nghiên cứu năm 2017 của Thụy Điển, môi trường làm việc lạnh có thể tăng nguy cơ phát triển bênh viêm khớp dạng thấp. Nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn 1,5 lần đối với những người làm việc trong môi trường lạnh ngoài trời và cao hơn 1,7 lần đối với những người làm việc trong môi trường lạnh trong nhà khi so với những người không làm việc trong các loại môi trường này. Các nhà nghiên cứu cho rằng môi trường lạnh trong nhà có nguy cơ cao hơn môi trường lạnh ngoài trời vì không phải lúc nào nhiệt độ trong nhà cũng có sự nhất quán.
  • Một nghiên cứu năm 2015 trên Tạp chí The Journal of Rheumatology [P4] cho thấy mối quan hệ giữa độ ẩm và tình trạng đau nhức trong các bệnh lý thoái hóa xương khớp, với độ ẩm trong thời tiết lạnh có tác động lớn hơn so với thời tiết ấm áp.
Thời tiết lạnh có thể tác động đến các triệu chứng của bệnh lý viêm khớp, đau khớp, do cơ thể người bệnh nhạy cảm hơn về thể chất với sự thay đổi nhiệt độ, áp suất không khí và độ ẩm hơn những người khác. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe xương khớp mùa lạnh, nên chú ý một số nguyên tắc áp dụng trong cuộc sống như sau:
  • Giữ ấm: Khi trời lạnh, các mạch máu dễ bị co lại khiến cho sự lưu thông tuần  hoàn máu tới các khớp (nhất là các khớp ở xa) kém đi làm cho các cơn đau nhức khớp vốn có trầm trọng hơn. Vì vậy nên mặc quần áo dài tay, đeo đệm gối, đi tất, sử dụng đệm sưởi, miếng dán giữ ấm,… để giữ ấm. Cần tránh tiếp xúc với nước lạnh vào các khớp càng nhiều các tốt.
  • Ăn uống hợp lý: Ăn nhiều đồ ấm, sử dụng các loại hạt, cà rốt và tránh ăn đồ sống, lạnh,uống nước đá hoặc đồ uống lạnh. Ăn đồ cay thích hợp như ớt, hạt tiêu,… có thể thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Ưu tiên các thực phẩm có tính “chống viêm tự nhiêm” như hạnh nhân, óc chó, dâu tây, cam, cà chua, dầu oliu, rau lá màu xanh đậm (cải xoăn, bắp cải,…), cá thu, cá hồi,…Không nên ăn uống quá đà, làm tăng trọng lượng sẽ gây thêm căng thẳng cho các khớp, làm tăng cơn đau thêm. 
  • Duy trì hoạt động với các bài tập thân thiện với khớp như đi bộ, bơi lội,… Ưu điểm của tập thể dục là cải thiện tuần hoàn máu và trao đổi chất, tăng cường bền bỉ, cải thiện và phục hồi chức năng vận động khớp, ngăn ngừa loãng xương và teo cơ, giảm cứng khớp, biến dạng khớp. Ưu tiên tập thể dục tại nhà để tránh ra ngoài trời khi nhiệt độ quá thấp. Nếu tham gia các hoạt động ngoài trời, khung thời gian tốt nhất là 9 – 11 giờ sáng và 15 – 17 giờ chiều. Khi tiến hành tập luyện cần khởi động kỹ trước khi tập để tránh chấn thương và bảo vệ xương khớp; tiến hành tập từ từ, tránh các bài tập cường độ cao, và không để các khớp bị tổn thương chịu quá nhiều trọng lực khi vận động.
  • Sắp xếp vật dụng trong nhà hợp lý và khoa học; Nên để vât dụng nhẹ nhàng, ít sử dụng ở nơi cao ráo, những vật dụng thường dùng nên đặt vừa tầm với, những vật dụng cồng kềnh và ít sử dụng nên để dưới gầm tủ. Mục đích nhằm giảm các động tác gập nguoif, leo trèo, ngồi xổm, chồm với…. 
  • Tắm nắng: Khi thời tiết đẹp, bạn nên tiếp xúc với ánh nắng nhiều hơn để thúc đẩy sự hình thành Vit.D trong cơ thể và tăng hấp thu, sử dụng Canxi để duy trì chất lượng xương trong cơ thể.
  • Chườm nóng có thể làm giãn mạch, cải thiện lưu thông máu cục bộ và thúc đẩy quá trình trao đổi chất tại chỗ, nó cũng có thể làm giảm co thắt cơ, thư giãn dây thần kinh và cải thiện tính linh hoạt của gân. Có thể sử dụng chườm nóng khô hoặc chườm nóng ẩm đều tạo được hiệu quả.
  • Ngâm tay chân nước nóng: Dân gian có câu “Ngâm chân nước nóng hơn là dùng thuốc bổ”. Ngâm chân nước nóng có lợi cho việc phòng chống các bệnh về xương khớp. Vào mùa lạnh và ẩm ướt tốt nhất nên ngâm chân nước nóng sau khi đi ra ngoài, không chỉ giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể mà có thể ngăn ngừa các bệnh thấp khớp do môi trường ẩm ướt gây ra. Khi ngâm, nên ngâm ngập ngang mức cổ chân, khoảng 20 phút để thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu của chi dưới.
“Xuân hạ dưỡng dương, thu đông dưỡng âm” những người coi trọng dưỡng sinh, mùa lạnh nên ngủ sớm dậy muộn, đợi ánh mặt trời lên, do đông khí hàn cần lấy nhiệt tính trị hàn lạnh. Hằng ngày nên dùng nước lạnh rửa mặt, nước ấm đánh răng và ngâm chân. Chân tay lạnh phản ánh khí huyết lưu thông kém, khí huyết suy nhược vì vậy nên tắm nước nóng và ngâm chân mỗi ngày để thúc đẩy tuần hoàn máu toàn thân. Món ăn phù hợp nhất là cháo nóng, sẽ giúp tăng nhiệt lượng và dưỡng chất cho cơ thể, điều hòa Tỳ Vị. Khí huyết lưu thông, cân cốt được nuôi dưỡng đầy đủ thì cơ thể sẽ kiện khang.

 

 [P1]https://www.amjmed.com/article/S0002-9343(06)01026-6/fulltext
 [P2]https://bmcmusculoskeletdisord.biomedcentral.com/articles/10.1186/1471-2474-15-66
 [P3]https://www.verywellhealth.com/rheumatoid-arthritis-in-changing-seasons-5095777
 [P4]https://www.verywellhealth.com/fibromyalgia-and-weather-changes-4129576

Tác giả bài viết: BS. Bùi Thị Yến Nhi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

daumau 01
KHOA KHAM BENH 01
KHAM SUC KHOE 01
mau banner quang cao 01
mau banner quang cao
DON VI CAN LAM SANG 01
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây