cover cs3 for web1

CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ TRỊ ĐÚNG ĐỂ TRÁNH HẬU QUẢ XẤU CỦA BỆNH LÝ GAI CỘT SỐNG

Thứ năm - 16/02/2023 22:36
Gai cột sống là sự thoái hóa cột sống, trong đó có những phần gai xương mọc ra gọi là gai xương ở phía ngoài hai bên cột sống.
CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ TRỊ ĐÚNG ĐỂ TRÁNH HẬU QUẢ XẤU CỦA BỆNH LÝ GAI CỘT SỐNG
Vì sao gai xương hình thành?

Gai xương là các mỏm xương hoặc điểm lồi nhô ra tại các khớp. Đó là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống đĩa sụn dây chằng quanh khớp. Nơi nào của cột sống cũng có thể bị gai nhưng thường gặp gai đốt sống thắt lưng, gai đốt sống cổ, gai đốt sống ngực. Vị trí mọc của gai là mặt trước, mặt bên của cột sống, hiếm khi mọc phía sau nên ít chèn ép vào tủy, hệ thần kinh. Do gai tiếp xúc với dây thần kinh, các xương đốt sống nên sẽ thấy đau khi cử động, khó chịu ở vùng có gai như thắt lưng cổ, đau lan ra làm tê vùng cánh tay, vùng chân. Có nhiều nguyên nhân tạo ra gai đốt sống.
  • Sự già hóa: Phần đĩa tròn từ sụn nằm giữa hai đốt sống gọi là bao xơ, đĩa đệm. Các đốt xương sống tiếp giáp với nhau bằng những khớp xương nhỏ ở hai bên phía sau đốt sống. Theo sự tích tuổi, bao xơ đĩa đệm bị thoái hóa. Khi đó, phần bao xơ bị mất nước, nứt vỡ, xẹp đi. Do vậy các đốt sống liền kề tiếp xúc trực tiếp và cọ lên nhau, mòn dần do lực ma sát. Khi khớp xương bị viêm, các đĩa đệm giữa các đốt sống cũng bị hư hại, các xương lại cũng tiếp xúc trực tiếp và cọ lên nhau mòn dần theo lực ma sát như khi bao xơ đĩa đệm bị thoái hóa. Theo đó, cột sống không còn vững chắc như trước. Cơ thể phát sinh quá trình sửa chữa, kết quả quá trình này tạo ra gai xương.
Quá trình tạo ra gai xương do viêm khớp hay do già hóa, do chấn thương có thể xảy ra cùng lúc hoặc ở những lúc khác nhau. Xương sống lưng và cổ là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất các động tác đi đứng, cúi xuống, ngẩng lên, khiêng vác. Khi gai cột sống thì mỗi khi làm các động tác này sẽ bị đau, bị hạn chế vận động.
  • Sự viêm khớp cột sống mạn tính: Viêm ảnh hưởng đến phần sụn, lâu ngày làm cho phần sụn hao mòn, bề mặt sụn mất tính trơn láng, trở nên thô ráp xù xì, cuối cùng hai mặt xương cọ xát vào nhau. Lúc đó, cơ thể phát sinh quá hình ảnh gai đốt sống trình tự điều chỉnh, kết quả quá trình này tạo ra gai xương.
  • Sự lắng đọng canxi hóa: Sự thoái hóa có thể xảy ra ở xương cột sống, đĩa sụn, dây chằng bám quanh khớp. Quá trình này sụn bị mất nước( sụn có tới 80% nước), biến đổi một số chất, làm lắng đọng canxi ở dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống, làm cho sụn khớp bị canxi hóa.
  • Sự chấn thương: Chấn thương làm hư xương khớp của cột sống. Cơ thể phát sinh quá trình sửa chữa, kết quả quá trình này là tạo ra gai xương. Quá trình này cũng có thể tạo ra sự lắng đọng xương ở dây chằng đã bị dày lên do phản ứng viêm.
Cần làm gì để phòng ngừa và điều trị gai xương?
  • Khi chưa bị gai cột sống: Phải dùng chế độ dinh dưỡng nhằm tăng sức khỏe xương, quan trọng nhất là cung cấp đủ vitamin D, canxi. Khi lao động cũng như khi tập luyện cần tránh những thao tác vượt quá sức chịu đựng bình thường (mang vác, cử tạ quá nặng…) chỉ nên lao động, rèn luyện vừa với sức (bơi lội, aerobic, yoga…), tránh những thao tác sai như vặn mình không đúng, ngồi ở tư thế xấu. Đừng để quá béo phì làm cho cột sống phải gánh một trọng lực quá mức.
  • Khi bị gai cột sống: Dùng thuốc kết hợp với tập thể dục, phục hồi chức năng, châm cứu, cấy chỉ, xoa bóp, vật lý trị liệu, duy trì các hoạt động bình thường, chứ không vì sợ đau mà nằm một chỗ. Cần được thầy thuốc hướng dẫn, làm đúng, tránh sự tùy tiện, thái quá.
  • Điều trị bảo tồn bằng cách dùng thuốc (NSAIDs, thuốc giãn cơ,…), dùng một số dụng cụ (nẹp cổ, nẹp lưng), nhằm bảo tồn, giảm gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh.
  • Song song với các liệu pháp trên khi lao động hay tập luyện cần đặc biệt tránh sự quá tải, sai động tác làm cho bệnh nặng thêm, thậm chí gây tai biến.
  • Phẫu thuật chỉ được đặt ra khi có sự chèn ép vào tủy làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép hệ thần kinh gây tê chân tay, rối loạn tiểu tiện. Cần biết sau phẫu thuật gai xương vẫn mọc lại vì đó là kết quả của quá trình sửa chữa tự nhiên.
Phải điều trị theo phác đồ, tái khám định kỳ để phát hiện sự tiến triển bệnh, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp, điều trị không đúng có thể gây hậu quả xấu.



 

Tác giả bài viết: Bác sĩ Nguyễn Phối Hiền

Trích nguồn: Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - Cơ sở 3

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

daumau 01
KHOA KHAM BENH 01
KHAM SUC KHOE 01
mau banner quang cao 01
mau banner quang cao
DON VI CAN LAM SANG 01
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây