cover cs3 for web1

NGƯỜI TRẺ CẦN SINH HOẠT THẾ NÀO ĐỂ TRÁNH RỐI LOẠN NHỊP SINH HỌC MÙA TẾT

Thứ hai - 24/01/2022 19:55
Tháng tết là tháng mà công việc thường nối dài từ những tổng kết sổ sách cuối năm sang dự án cho năm mới – đến những cuộc vui quanh bàn tiệc tất niên mừng xuân.
RL nhịp sinh học
RL nhịp sinh học
Người trẻ dễ bị cuốn vào độ tăng tốc guồng quay công việc, các chuyến đi chơi xa hoặc đi chúc tết khiến ngày dài hơn, dễ có những ngày thức khuya ngủ ít, bỏ bữa ăn, uống ít nước hoặc thay đổi đột ngột giờ ăn uống – nghỉ ngơi. Giai đoạn này dễ khiến nhịp sinh học của cơ thể bị rối loạn. 

Nhịp sinh học là nhịp điều hòa của từng tế bào trong cơ thể tương tác với nhịp ngày đêm của vũ trụ thông qua tác động của ánh sáng lên tế bào võng mạc và có trung tâm điều khiển chính là vùng nhân trên chéo (SCN) trong hồi hải mã. Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy vai trò khi nhịp sinh học của cơ thể hoạt động tương ứng với chu kỳ  24 giờ, giúp đảm bảo nhịp tiết của các hormone như: melantonin (hormone ngủ ngon), cortisol, dopamine (hormone tỉnh thức và duy trì năng lượng trong ngày). 

Rối loạn nhịp sinh học dẫn đến rối loạn giấc ngủ, các hoạt động thể chất và khả năng tiêu hóa. Dẫn đến các vấn đề như: mệt mỏi, kém tập trung, đầy chướng hơi, khó tiêu, chán ăn,... Những vấn đề thường gặp ở người trẻ khi kiểm tra sức khỏe sau tết như: tăng men gan, rối loạn mỡ máu, rối loạn tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ,...Ngoài ra cân nặng bị ảnh hưởng, khó trở lại nhịp sinh hoạt trước tết cũng là một vấn đề đáng quan tâm. 
Để tránh rối loạn nhịp sinh học trong mùa tết, chúng ta cần lưu ý:

Nên duy trì khoảng thời gian ngủ đêm từ 5 – 6 tiếng vào những khung giờ tương đồng nhau mỗi ngày. Đảm bảo ánh sáng cường độ thấp (< 100 lux) ở phòng ngủ để giúp giấc ngủ tốt hơn, nếu phải di chuyển nhiều nơi thì nên mang theo tấm che mắt, túi ngủ. Bên cạnh đảm bảo chất lượng giấc ngủ, nên duy trì hoạt động thể chất như: tập yoga, đi bộ, chạy bộ, đạp xe mỗi ngày khoảng 30 phút. Khi tập, ưu tiên tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời, đặc biệt trong khung giờ mặt trời mọc và mặt trời sắp lặn, sẽ giúp cơ thể nhạy với các tín hiệu ánh sáng tự nhiên, việc đồng bộ hóa đồng hộ sinh học vì thế được đảm bảo. 

Không để mất ba bữa ăn chính trong ngày. Đối với người bị các vấn đề tiêu hóa, việc ăn đúng giờ đúng bữa là rất quan trọng để hoạt động của hệ thống tiêu hóa không bị xáo trộn. Hạn chế các thực phẩm lên men, muối chua (như dưa kiệu, dưa chua) đối với người có bệnh lý dạ dày. Do tính chất các món ăn ngày tết được chế biến cầu kỳ, nhiều đạm và dầu mỡ, nên kết hợp thêm các loại trà thảo mộc uống xen kẽ để hỗ trợ tiêu hóa. Người bị rối loạn giấc ngủ, có thể lựa chọn trà an thần để giúp thanh tâm, an thần, ngủ tốt hơn. 

Các hoạt động vui chơi mùa tết nên được cân bằng với thời gian nghỉ ngơi của cơ thể, sẽ giúp chúng ta có một mùa tết vui khỏe, chuẩn bị năng lượng tươi mới cho một năm phấn khởi đang đến. 


 

Tác giả bài viết: BS. Phạm Ánh Ngân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

daumau 01
KHOA KHAM BENH 01
KHAM SUC KHOE 01
mau banner quang cao 01
mau banner quang cao
DON VI CAN LAM SANG 01
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây