DANG KY KHAM BENH ZALO copy

VỊ THUỐC DÂN GIAN ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN

Thứ ba - 31/05/2022 22:35
Táo bón là triệu chứng gây ám ảnh dai dẳng ở người bệnh, cũng là dấu hiệu và nguyên nhân thúc đẩy các bệnh lý đại tràng, trĩ, nứt kẻ hậu môn,...
VỊ THUỐC DÂN GIAN ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN
Tiêu chí Rome (tiêu chuẩn quốc tế trong đánh giá các rối loạn chức năng tiêu hóa (FGIDs)) định nghĩa chi tiết hơn về táo bón, người bệnh có ít nhất 2 trong các triệu chứng sau đây:  Đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần, khó khăn trong đại tiện, phân cứng, cảm giác tắc nghẽn hậu môn trực tràng, cảm giác đi tiêu không hết, phải dùng tay hỗ trợ trong lúc đại tiên (Ví dụ một số người bệnh phải dùng tay moi phân hay đè ép thành bụng trong lúc đại tiện). Táo bón được phân thành 2 nhóm: do rối loạn cơ năng và do nguyên nhân thực thể. Các nguyên nhân thực thể cần được đánh giá loại trừ bởi chuyên gia như: khối u gây chèn ép lòng đại tràng, khối u vùng tủy – thắt lưng, bệnh lý nội tiết (suy giáp,...), cơ thắt hậu môn chặt,... Các xét nghiệm giúp kiểm tra là: nội soi khung đại tràng, XQ bụng với thuốc cản quang, MRI vùng thắt lưng – cùng, đo áp lực hậu môn trực tràng, các xét nghiệm sinh hóa,...

Đối với táo bón do rối loạn chức năng, thường bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tâm lý như căng thẳng, thay đổi môi trường sống, thói quen đi đại tiện, thói quen ăn uống và tập luyện. Cần lưu ý điều chỉnh những yếu tố này trong quá trình điều trị táo bón. Người bệnh cần uống đủ nước (trung bình là 2 lít/ ngày ở người trưởng thành), xây dựng khung thời gian đi đại tiện cố định trong ngày, vận động rèn luyện thể lực, hạn chế ngồi lâu, tham khảo ý kiến chuyên gia về các thuốc đang sử dụng có tác dụng phụ gây táo bón. 

Trong Y học cổ truyền, có nhiều vị thuốc – thực phẩm giúp hỗ trợ tiêu hóa, mềm phân, hỗ trợ điều trị táo bón. Dân gian vẫn lưu truyền bài thuốc từ lá mơ lông, chế biến thành món ăn với trứng chiên, thịt cuốn, giúp hỗ trợ đại tiện dễ dàng. Theo y học cổ truyền, lá mơ lông có tính mát, giúp giải nhiệt, nhuận tràng, thành phần hóa học có tanin và akaloid, giúp kháng viêm, ứng dụng trong điều trị táo bón thể nhiệt kết. 

Nước mơ ngâm cũng được lưu truyền là một phương thuốc dân gian giúp trị táo bón, vị thuốc này cũng xuất hiện cả trong y học cổ truyền các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc. Đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng của dịch chiết quả mơ trong điều trị táo bón. Với vị chua ngọt, mơ kích thích tăng sinh tân dịch, từ đó hỗ trợ điều trị táo bón các thể hư chứng. 

Với hai vị thuốc dân gian, lá mơ lông trong món ăn và quả mơ trong thức uống, hy vọng cung cấp thêm thông tin cho người đọc trong hỗ trợ điều trị táo bón. 

Đối với người bệnh thường xuyên bị táo bón cần đến các cơ sở y tế uy tín để khám loại trừ các nguyên nhận thực thể có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm. Đồng thời nên điều trị tích cực để nâng cao chất lượng sống và phòng tránh các biến chứng không mong muốn của bệnh.

 

Tác giả bài viết: BS. Phạm Ánh Ngân

Trích nguồn: Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - Cơ sở 3

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

daumau 01
KHOA KHAM BENH 01
KHAM SUC KHOE 01
mau banner quang cao 01
mau banner quang cao
DON VI CAN LAM SANG 01
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây