Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
I. Người bệnh khám bệnh, điều trị ngoại trú
1. Thủ tục khám chữa bệnh (KCB) BHYT
a. Người bệnh đến khám bệnh thông thường (không cấp cứu)
Người bệnh xuất trình đầy đủ và đúng các loại giấy khi đăng ký khám bệnh gồm:
- Thẻ BHYT còn hạn sử dụng (Thẻ giấy/ Ứng dụng VssID/ CCCD có tích hợp thẻ BHYT).
- Giấy tờ tùy thân có dán ảnh như: CCCD hoặc Passport/ Giấy phép lái xe/ Thẻ đảng viên/ Thẻ hưu trí/ Thẻ đoàn viên công đoàn/ Thẻ học sinh sinh viên/ Giấy xác nhận công an có dán ảnh và đóng dấu giáp lai lên hình. Riêng trẻ em dưới 06 tuổi (mã thẻ TE1) thì không cần.
- Giấy chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến chuyên môn kỹ thuật là tuyến 3 trở lên (Bệnh viện tuyến quận/huyện) đối với thẻ BHYT đăng ký tại TPHCM hoặc tuyến 2 trở lên (Bệnh viện tuyến tỉnh) đối với thẻ BHYT đăng ký tại tỉnh khác, chuyển đúng tuyến đến Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM.
b. Người bệnh đã hưởng BHYT đúng tuyến được hẹn khám lại trong năm dương lịch
Người bệnh xuất trình đầy đủ và đúng các loại giấy khi đăng ký khám bệnh gồm:
- Thẻ BHYT còn hạn sử dụng (Thẻ giấy/ Ứng dụng VssID/ CCCD có tích hợp thẻ BHYT).
- Giấy tờ tùy thân có dán ảnh như: CCCD hoặc Passport/ Giấy phép lái xe/ Thẻ đảng viên/ Thẻ hưu trí/ Thẻ đoàn viên công đoàn/ Thẻ học sinh sinh viên/ Giấy xác nhận công an có dán ảnh và đóng dấu giáp lai lên hình trừ trẻ em dưới 06 tuổi (mã thẻ TE1).
- Toa thuốc đã được thanh toán BHYT và Giấy hẹn khám lại đến ngày hẹn tái khám.
- Giấy chuyển tuyến bản photo (nếu có).
c. Người bệnh đến khám trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú tại TPHCM
Người bệnh xuất trình đầy đủ và đúng các loại giấy khi đăng ký khám bệnh gồm:
- Thẻ BHYT còn hạn sử dụng (Thẻ giấy/ Ứng dụng VssID/ CCCD có tích hợp thẻ BHYT) và có nơi đăng ký KCB ban đầu ghi trên thẻ BHYT là bệnh viện có tuyến chuyên môn kỹ thuật là tuyến 2 (tuyến tỉnh hoặc tương đương).
- Giấy tờ tùy thân có dán ảnh như: CCCD hoặc Passport/ Giấy phép lái xe/ Thẻ đảng viên/ Thẻ hưu trí/ Thẻ đoàn viên công đoàn/ Thẻ học sinh sinh viên/ Giấy xác nhận công an có dán ảnh và đóng dấu giáp lai lên hình. Riêng trẻ em dưới 06 tuổi (mã thẻ TE1) thì không cần.
- Giấy công tác/ Quyết định cử đi học/ Giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú.
d. Người bệnh nhập cấp cứu trong tình cấp cứu
Người bệnh xuất trình đầy đủ và đúng các loại giấy tờ tại quầy nhận bệnh khoa cấp cứu gồm:
- Thẻ BHYT còn hạn sử dụng (Thẻ giấy/ Ứng dụng VssID/ CCCD có tích hợp thẻ BHYT).
- Giấy tờ tùy thân có dán ảnh như: CCCD hoặc Passport/ Giấy phép lái xe/ Thẻ đảng viên/ Thẻ hưu trí/ Thẻ đoàn viên công đoàn/ Thẻ học sinh sinh viên/ Giấy xác nhận công an có dán ảnh và đóng dấu giáp lai lên hình. Riêng trẻ em dưới 06 tuổi (mã thẻ TE1) thì không cần.
Lưu ý:
- Thẻ BHYT: Người bệnh có thể xuất trình thẻ giấy hoặc thẻ điện tử qua ứng dụng VssID hoặc thông tin thẻ BHYT tích hợp qua CCCD có gắn chíp.
- Người bệnh lấy số khám bệnh qua ứng dụng trên điện thoại, đến ngày khám mang hồ sơ BHYT trên, xuất trình tại quầy đăng ký khám bệnh để làm thủ tục xác nhận BHYT ngoại trú trước khi vào phòng khám chuyên khoa.
- Người bệnh đang sử dụng thẻ BHYT mẫu cũ phải đổi thẻ BHYT mẫu mới trước khi đến khám bệnh, chữa bệnh.
Mẫu cũ: Thời hạn sử dụng: Từ ngày…. Đến ngày ….
Mẫu mới: Giá trị sử dụng: Từ ngày….
2. Quy trình thanh toán bhyt
a. Người bệnh đến khám bệnh thông thường (không cấp cứu)
- Người bệnh xuất trình thủ tục bảo hiểm tại quầy đăng ký khám bệnh, ký cam kết thanh toán chênh lệch những chi phí BHYT không thanh toán, đóng tiền khám bệnh, nhận số khám chuyên khoa.
- Chờ đến số vào phòng khám chuyên khoa.
- Đóng tiền, thực hiện chỉ định cận lâm sàng và chờ nhận kết quả nếu có.
- Quay lại phòng khám cùng kết quả thực hiện cận lâm sàng để bác sĩ cấp toa thuốc (hoặc nhập viện).
- Mang toa thuốc, chỉ định cận lâm sàng đến quầy thanh toán BHYT ngoại trú (quầy 15-20 tại tầng trệt – khu A để kết toán đợt điều trị
- Mang hồ sơ đã được kết toán đến nhà thuốc tại tầng trệt, khu B để nhận thuốc BHYT hoặc lên khoa nhập viện nếu có chỉ định nhập viện.
b. Người bệnh nhập cấp cứu và xuất viện tại khoa cấp cứu
- Xuất trình/ Kê khai đầy đủ thủ tục bảo hiểm tại bộ phận tiếp nhận cấp cứu khi làm hồ sơ.
- Đóng tạm ứng chi phí điều trị.
- Ký cam kết thanh toán những chi phí BHYT không thanh toán.
- Thanh toán chi phí chệnh lệch bảo hiểm không thanh toán khi xuất viện.
3. Quyền lợi KCB BHYT ngoại trú
Người bệnh được thanh toán 80% hoặc 95% hoặc 100% (tùy theo đối tượng mã thẻ) những chi phí trong danh mục bảo hiểm theo quy định của bảo hiểm. Những chi phí ngoài danh mục bảo hiểm, người bệnh tự thanh toán.
- Được thanh toán BHYT trực tiếp khi đóng chi phí cận lâm sàng.
II. Người bệnh điều trị nội trú
1. Thủ tục BHYT
Để được hưởng BHYT khi điều trị nội trú tại Bệnh viện, người bệnh xuất trình đầy đủ và đúng các loại giấy tờ sau cho thư ký tại khoa điều trị.
Trường hợp 1: Người bệnh đến khám thông thường được hưởng BHYT và có chỉ định nhập việnThẻ BHYT còn hạn sử dụng (Thẻ giấy/ Ứng dụng VssID/ CCCD có tích hợp thẻ BHYT).
- Giấy tờ tùy thân có dán ảnh như: CCCD hoặc Passport/ Giấy phép lái xe/ Thẻ đảng viên/ Thẻ hưu trí/ Thẻ đoàn viên công đoàn/ Thẻ học sinh sinh viên/ Giấy xác nhận công an có dán ảnh và đóng dấu giáp lai lên hình. Riêng trẻ em dưới 06 tuổi (mã thẻ TE1) thì không cần.
- Toa thuốc có chỉ định nhập viện.
- Giấy chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến chuyên môn kỹ thuật là tuyến 3 trở lên (bệnh viện tuyến quận/huyện) đối với thẻ BHYT đăng ký tại TPHCM hoặc tuyến 2 trở lên (bệnh viện tuyến tỉnh) đối với thẻ BHYT đăng ký tại tỉnh khác, chuyển đúng tuyến đến Bệnh Đại học Y Dược TPHCM (bản photo nếu có).
Trường hợp 2: Người bệnh nhập cấp cứu trong tình trạng cấp cứu
- Thẻ BHYT còn hạn sử dụng (Thẻ giấy/ Ứng dụng VssID/ CCCD có tích hợp thẻ BHYT).
- Giấy tờ tùy thân có dán ảnh như: CCCD hoặc Passport/ Giấy phép lái xe/ Thẻ đảng viên/ Thẻ hưu trí/ Thẻ đoàn viên công đoàn/ Thẻ học sinh sinh viên/ Giấy xác nhận công an có dán ảnh và đóng dấu giáp lai lên hình. Riêng trẻ em dưới 06 tuổi (mã thẻ TE1) thì không cần.
Trường hợp 3: Người bệnh đến khám thông thường không được hưởng BHYT và có chỉ định nhập viện
- Thẻ BHYT còn hạn sử dụng (Thẻ giấy/ Ứng dụng VssID/ CCCD có tích hợp thẻ BHYT).
- Giấy tờ tùy thân có dán ảnh như: CCCD hoặc Passport/ Giấy phép lái xe/ Thẻ đảng viên/ Thẻ hưu trí/ Thẻ đoàn viên công đoàn/ Thẻ học sinh sinh viên/ Giấy xác nhận công an có dán ảnh và đóng dấu giáp lai lên hình. Riêng trẻ em dưới 06 tuổi (mã thẻ TE1) thì không cần.
2. Quy trình thanh toán BHYT nội trú
- Xuất trình đúng và đầy đủ thủ tục BHYT như trên khi làm hồ sơ nhập viện.
- Được nhân viên tư vấn đế độ thanh toán BHYT tại Bệnh viện và ký cam kết thanh toán phần chênh lệch bảo hiểm không thanh toán.
- Đóng tạm ứng trong quá trình điều trị theo quy định.
- Nhận bảng tổng hợp thanh toán viện phí, bản cam kết thực hiện BHYT nội trú từ thư ký/kế toán của khoa và thanh toán tại quầy kế toán BHYT kèm những biên lai đóng tạm ứng khi xuất viện.
- Nhận thuốc xuất viện, giấy ra viện, toa thuốc xuất viện, giấy hẹn khám lại nếu có và hướng dẫn tái khám từ điều dưỡng tại khoa.
Lưu ý: Trường hợp ngày nhập viện người bệnh không mang đầy đủ và đúng thủ tục BHYT, phải bổ sung đầy đủ và đúng thủ tục trước ngày thanh toán xuất viện. Mọi thủ tục xuất trình sau ngày xuất viện sẽ không được giải quyết tại Bệnh viện.
3. Quyền lợi KCB BHYT nội trú
Mức hưởng BHYT đúng tuyến/trái tuyến
- Được thanh toán 80% hoặc 95% hoặc 100% (tùy theo đối tượng mã thẻ) những chi phí trong danh mục bảo hiểm theo quy định.
- Được khấu trừ trực tiếp các chi phí BHYT thanh toán
Mọi thắc mắc liên hệ Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM – Cơ sở 3 theo số điện thoại 028 38 444 771 (Trong giờ hành chính).